Khi tổ chức tiệc cưới bạn nên cân nhắc thật kỹ các khâu chuẩn bị từ việc lên danh sách khách mời, nắm rõ khoản chi thu, chọn ngày tốt, lựa chọn váy cưới... để tiệc cưới thành công, hoàn hảo. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi tổ chức tiệc cưới.
1. Chọn một ngày quá gần
Đây là lỗi thường gặp nhất của các cặp đôi. Có thể vì nàng vẫn còn chưa thoát khỏi dư vị ngọt ngào từ lời cầu hôn của chàng, hoặc do gia đình thúc giục cho đúng với “ngày đẹp” nên họ vội vã chọn ngay một ngày gần nhất mà quên mất rằng, lễ cưới đẹp và để lại dấu ấn cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Kết quả là nhiều người đã cảm thấy thất vọng khi lễ kết hôn của mình không được như tưởng tượng.
Đây là lỗi thường gặp nhất của các cặp đôi
2. Vội vàng thông báo trên các trang mạng xã hội
Đây là sai lầm thường thấy nhất ở các cặp đôi trẻ. Sau khi đồng ý cùng nhau tiến tới hôn nhân, ngay lập tức họ update thông tin này lên các trang cá nhân của mình thay vì phải làm một việc quan trọng hơn: gọi điện thông báo cho gia đình 2 bên, người thân, bạn bè. Vậy là, thay vì vui mừng cho cặp đôi trẻ, những người thân của họ lại cảm thấy có đôi chút bực bội vì nghĩ mình không được coi trọng hay mình bị cho “ra rìa”.
3. Không tính rõ ràng chi phí
Rất nhiều cô dâu chú rể vì quá vui mừng hồi hộp chờ đợi ngày cưới đến nên thường không mấy chú ý đến các khoản chi phí. Đặc biệt khi tổ chức cưới ở nhà hàng mọi khoản trong hợp đồng cũng được ký kết một cách xuề xòa, không rõ ràng. Đến khi lên kế hoạch tổ chức phát sinh thêm nhiều khoản không tên. Vì thế, trước khi tính đến chuyện cưới xin bạn và chú rể của mình cần tìm hiểu kỹ về tiệc cưới để không bị mất thêm những khoản tiền không tên.
4. Không kiểm soát được khách mời
Nhiều cô dâu chú rể đã không thể kiểm soát được số lượng khách mời. Khi lên danh sách khách mời cần được thảo luận rõ ràng với cha mẹ, gia đình. Bởi không phải bất cứ ai có quen biết cũng nằm trong danh sách khách mời. Nếu chỉ là quen biết xã giao bạn không nên mời họ. Nếu bạn liệt những vị khách quen biết sơ sơ vào danh sách khách mời, bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị họ cho "leo cây", hoặc họ sẽ phải miễn cưỡng tới dự.
Đừng ngay lập tức tha về nhà chiếc váy mà bạn cho rằng đẹp. Để có một lễ cưới hoàn hảo, chiếc váy bạn mặc cũng cần phải tor – sur – ton với màu sắc chủ đạo của khán phòng. Vậy nên, 1 tháng trước lễ cưới là thời gian lý tưởng nhất để mua váy sau khi đã trao đổi với nhà tổ chức tiệc. Quan trọng hơn là cơ thể bạn sẽ không ngừng thay đổi theo thời gian, nếu bạn không muốn chiếc váy mình lựa chọn phải cắt sửa quá nhiều thì không nên lựa chọn váy cưới quá sớm.
6. Chọn ngày không phù hợp
Để phù hợp với “ngày đẹp” như các bậc phụ huynh mong muốn, lễ cưới của nhiều cặp đôi rơi vào ngày thường, điều này khiến khách mời khó khăn khi sắp xếp thời gian tham dự, chưa kể rất nhiều người còn không thể tham gia khiến cho ngày vui không còn trọn vẹn.
7. Cô dâu giành quyền kiểm soát
Lễ cưới là của cả hai nhưng các cô dâu mới vì quá háo hức nên đã biến nó thành kế hoạch của riêng mình với vô số yêu cầu: loại hoa em thích, màu sắc em thích, món ăn em thích, khách mời em thích… mà quên rằng chú rể cũng có những mong muốn của mình. Điều này không chỉ khiến cho chàng cảm thấy căng thẳng mệt mỏi mà gia đình nhà trai cũng không vui.
8. Đặt dư bàn tiệc
Đây là trường hợp khá phổ biến mà các cặp đôi gặp phải trong ngày trọng đại. Chi phí đặt tiệc chiếm khá nhiều trong ngân sách của một đám cưới, vì vậy bạn cần tính toán chính xác để tránh trường hợp lãng phí, khi số lượng bàn tiệc đặt nhiều hơn số lượng khách thực tế. Bạn nên lên danh sách cụ thể khách mời, sau đó tính toán, dự đoán số khách chắc chắn sẽ có mặt, rồi hãy dự tính số lượng bàn tiệc cần đặt.
Một bí quyết, là nên đặt ít hơn khoảng 2 bàn so với số lượng khách dự tính. Nếu khách đi đông hơn số lượng bàn tiệc đã đặt, thì bạn cũng có thể yên tâm vì đa số các nhà hàng đều dự trù từ 2-4 mâm tiệc để bạn phòng ngừa trường hợp phát sinh. Bí quyết này giúp bạn có thể hạn chế tối đa trường hợp đặt tiệc dư so với số khách thực tế.
Song Ngư (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét